samedi 18 avril 2020

Lại nói chuyện "Chân đăng" và không phải chân đăng.


CHÂN ĐĂNG và không phải chân đăng
tại Nouvelle Calédonie (Tân Thế giới cũ)



Jean Vanson sưu tầm

LỜI NÓI ĐẦU

Trong lúc lấn bấn buộc phải tự giam hãm giữa bốn bức tường nhằm phòng chống dịch Vi-rút các loại, JVJ lượn lờ trên mạng và tình cờ tìm thấy một số thông tin cũ đăng tải trên một số báo chí liên quan đến lực lượng nhân công người Việt Nam đầu tiên tại New Caledonia và New Hebrides thế kỉ 19 và 20. Những thông tin dưới đây có thể nhiều người đã biết, nhưng cũng có nhiều người chưa biết. Vậy nên xin mạn phép đăng tải lại để chia sẻ với quý vị cùng xem cho vui thôi nhé... 

Có hai vấn đề cần chú ý:
1.     La main-d’oeuvre pénale annamite et tonkinoise en Nouvelle Caledonie (Lực lượng nhân công là tội phạm người Bắc và Trung kì đến NC từ năm 1891).
2.     La main-d’oeuvre légale tonkinoise en Nouvelle-Caledonie. (Lực lương nhân công Bắc kì theo diện hợp pháp đến NC từ năm 1923)

Căn cứ vào các bài báo và tư liệu đăng tải phía dưới đây, chúng ta sẽ có thêm thông tin để bổ sung vào việc tham khảo về nguồn gốc của cụm từ “chân đăng” ở New Caledonia như sau: 
a.     Chúng ta đều đã biết rằng cụm từ “chân đăng” trước đến nay  không tìm thấy trong các bộ sách từ điển. Nó đã được nhiều học giả ở NC dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp với chân là  “pieds” và đăng là “liés”.
“pieds liés” đồng nghĩa với đôi chân bị trói buộc hoặc  là “pieds engagés”. Có người còn dịch là “pieds dans l’étrier” tức chân sỏ vào bàn đạp của yên ngựa. Bởi vậy, từ trước đến nay, người ta vẫn quan niệm “chân đăng” có nghĩa là không có lối thoát, nên dân phu mộ tại NC tự đặt cho mình cái tên này. 
b.    Trên thực tế nếu dịch theo ngôn ngữ của từ điển online Việt Hán Nôm thì chữ “chân” có nghĩa là một sự việc có thực, là chính thức, là hợp pháp (vrai, légal, officiel). Chữ Hán = Thật thà, chất phác.  Chữ nôm 真 = chân thực.
c.     Chữ “đăng” theo từ điển online Việt Hán Nôm có nghĩa là ghi vào sổ sách, viết trên báo chí (enregistré, publié). Tóm lại “chân đăng” là ghi tên chính thức vào một văn bản nào đó. (Enregistrement officiel). Và kí kết hợp đồng chính thức đi lao động là signé un contrat de travail officiel. Chữ hán  = đăng kí, Ghi chép.  Chữ nôm = đăng tải.
d.    Theo nguồn tin dưới đây thì năm 1891, do thiếu hụt nhân công trầm trọng nên Bộ máy thuộc địa của Pháp đã chính thức đưa 800 tù nhân ở Côn đảo sang Tân Calédonie để làm việc khổ sai trong các sở mỏ. Như chúng ta đã biết là trước đây họ cũng đã đưa rất nhiều tù nhân VN sang Guyane Nam mỹ, sang đảo Réunion, sang đảo Marquises thuộc Polynesia và các nơi khác. Năm 1891 mới chỉ là chuyến thử nghiệm đầu tiên, sau đó đã có nhiều chuyến tầu tiếp theo với hàng ngàn tù nhân khác đên làm việc tại New Caledonia. Và họ gọi đó là nhân công tội phạm hoặc phạm pháp (main-d’oeuvre pénale). Nếu có điều kiện, mời quý vị quá bộ đến Trung tâm lưu trữ Quốc gia số 1 tại địa chỉ 5, Vũ Phạm Hàm Cầu giấy Hà nội. Quý vị có thể truy tìm danh sách đầy đủ của những phạm nhân bị thuyên chuyển  từ nhà tù Côn đảo (Poulo Condor) sang cấm cố tại New Caledonia năm 1891 và những năm khác nữa.




e.     Đến năm 1919, phong trào bình dân ở Pháp đã lên tiếng phản đối và đòi chấm dứt ngay việc sử dụng tù nhân làm việc khổ sai khai thác sở mỏ tại Caledonie cũng như các nới khác trên Thế giới.
f.      Đến năm 1921, con tầu Xanh Phăng-xoa Xa-viê thực hiện chuyến tầu đầu tiên chở 550 người lao động theo diện hợp đồng chính thức (engagés sous-contrat officiel) La main-d'œuvre légale tonkinoise en Calédonie đến Nouméa. Trong số này có 405 người dành cho NC và 145 người dành cho đồn điền De Béchade ở Tân đảo Nouvelles Hebrides. Từ đó, có giả thiết cho rằng: ở Nouméa người ta đã đặt cái tên cho người lao động theo hợp đồng chính thức là “chân đăng” để phân biệt với những người bị cưỡng bức lao động là phạm nhân mang án tù khổ sai Main-d'œuvre pénale annamite et tonkinoise en Nouvelle Caledonie bị thuyên chuyển từ Côn đảo sang lưu đầy cấm cố ở NC từ năm 1891 đang làm việc trong các sở mỏ lúc bấy giờ. 
g.    Nhận định về tuổi tác. Khi bị bắt tù, ít nhất tuổi của những vị tiền bối này cũng khoảng trên dưới 30 gồm nhiều thành phần. Trong đó có tù chính trị, trộm cướp, lừa đảo, giết người và các tội phạm khác. Thế thì  tính đến năm 1921, sau 30 năm lưu đầy, số 800 tù nhân đến từ Côn đảo năm 1891, tuổi của họ cũng đã xấp xỉ  trên dưới 60 cả rồi. Xin lưu ý là trong thời gian 30 năm đó cũng đã có nhiều chuyến tầu khác tiếp tục chở tội phạm từ VN qua Caledonie. Bởi vậy, sau phong trào bình dân phản đối mạnh mẽ, Bộ Thuộc địa đã ngừng việc điều chuyển tù khổ sai.  Chính quyền Pháp tại địa phương đã phải tuyển dụng nhân công theo diện hợp đồng chính thức để thay thế số tù khổ sai đã luống tuổi này. 

Người da mầu New Hebrides bị bắt làm phu phen tại NC (Blackbirding)

h.    Chúng ta cũng nên lưu ý là người lao động nước ngoài theo diện hợp đồng chính thức đầu tiên đến làm việc ở New Caledonia là người Nhật bản và người Javanais. Ngoài ra cũng có một số dân da đen néo-hebridais bị cướng bức sang Caledonie lao động theo diện “blackbirding”. Đồng thời, có rất nhiều tù nhân di chuyển từ Pháp, Bắc phi đến và làm việc tại đây. Không rõ luật lệ đối với tù nhân người Việt nam gốc Bắc và Trung kì ra sao. Riêng đối với tù nhân người Pháp, họ được hưởng một đặc ân: sau 8 năm cải tạo và làm việc khổ sai, số người có hạnh kiểm tốt đã được xóa án và cấp 2 ha đất hoang để canh tác và làm lại cuộc đời. Những người này có quyền lấy vợ, sinh con cái. Nhưng tuyệt đối không được phép ra khỏi đất nước Calédonie. Sau này, những người làm ăn tốt có điều kiện kinh tế được phép bảo lãnh đưa gia đình từ Pháp qua sinh sống. Hiện nay, thế hệ hậu duệ của những tù nhân trước đây đã trở thành doanh nhân tầm cớ, chính trị gia tiêu biểu, làm lãnh đạo trong bộ máy chính quyền tại địa phương.
i.    Ở Tân đảo xưa (New Hebrides/Vanuatu) thường dùng chữ phu mộ mà người Tây họ gọi là cu-li (coolies) tức là phu khuân vác, người làm việc phổ thông. 
Chữ nôm: phu* là làm tạp dịch, phu phen. Còn chữ mộ theo nôm: mộ* là tuyển mộ. 

k.     Năm 1919, đứng trước đòi hỏi và yêu cầu cấp bách của các điền chủ cũng như các doanh nghiệp địa phương, Ngài Guyon - Toàn quyền Pháp tại Thái bình dương –  đã đạt được thỏa thuận với Chính phủ Đông dương quyền hạn tuyển mộ người lao động ngay tại Việt Nam.

Xin kính chào và chân thành cảm ơn quý vị và bà con đã xem và chía sẻ. 
Chúc mọi người dồi dào sức khỏe và niêm tin để cùng nhau vượt mọi khó khăn trong điều kiện và hoàn cảnh phòng chống với 
đại dịch Covid-19 đang lan rộng hiện nay.


Xin mời quý vị và bà con cùng tham khảo  các bài báo được trích trên mạng sau đây: 

LA MAIN-D’ŒUVRE TONKINOISE EN MELANESIE.

NOUVELLE-CALÉDONIE [La Main-d'œuvre pénale annamite]
 (Le Journal des débats, 8 septembre 1890)

[…] Il ne faut pas se dissimuler que l'une des difficultés sérieuses de ces entreprises, c'est la rareté de la main-d'œuvre, et, à ce point de vue spécial, le concours de l'administration coloniale peut permettre de vaincre bien des obstacles. Un premier pas vient d'être fait dans cette voie par suite de l'introduction en Nouvelle-Calédonie d'un certain nombre de condamnés annamites que M. de Greslan d'une part, et, d'autre part, la Société du nickel ont été autorisés à faire venir d'Indochine. Il y a, de ce chef, un premier contingent d'environ 1.000 travailleurs qui pourront être suivis de plusieurs autres, si l'épreuve est jugée satisfaisante. On pourrait ainsi suppléer à l'insuffisance des condamnés et des relégués de la Nouvelle-Calédonie qui ne sont même pas en nombre voulu pour faire face aux travaux publics. Quant aux condamnés arabes, ils sont plutôt une gêne qu'une aide. L'impossibilité de les astreindre au travail, la surveillance constante qu'il faut exercer et qui n'empêche pas de continuelles évasions, font que les compagnies privées refusent de les accepter sur leurs chantiers. […]

(Theo báo Nghị luận, đăng ngày 8/9/1890) Đại ý có thể hiểu như thế này:

Về việc sử dụng lực lượng nhân công là tội phạm (Main d’oeuvre pénale) người Việt Bắc kì và Trung kì tại Nouvelle Calédonie.

... Người ta chẳng cần che giấu làm gì về những khó khăn chồng chất tại các xí nghiệp sở mỏ lúc này, đó là sự khan hiếm nhân công trầm trọng, và theo cách nhìn nhận đặc biệt đó, một biện pháp hữu hiệu của bộ máy hành chính thuộc địa có thể lựa chọn sẽ là giải pháp vượt qua được thử thách lớn này. Bước đầu là việc tổ chức di chuyên một số tội phạm người Việt thông qua thỏa thuận giữa ông Greslan và Công ty Nickel cho phép nhập cư chuyến tầu đầu tiên với khoảng 1.000 người đáp ứng với tình thế khó khăn lúc bấy giờ. Sau đó, nếu thuận buồm xuôi gió, có thể sẽ tổ chức thường xuyên nhiều chuyến khác. Số tù nhân này sẽ bổ sung cho lực lượng nhân công ở đây. Vì số phạm nhân sẵn có của địa phương không đảm đương nổi công việc chung của thành phố. Còn những tù nhân người Ả-rập, họ chỉ là vật cản chứ chẳng giúp đỡ được gì. Đối với những phạm nhân này, không những phải tăng thêm người canh gác ngăn chặn việc họ chạy trôn mà năng suất lao động và ý thức của họ quá ư thấp kém. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã từ chối không thể tiếp tục nhận họ làm việc tại các công trường tại Calédonie...


Những người tù khổ sai tại New Caledonia 

Dépêches télégraphiques des correspondants particuliers du Temps 
(Le Temps, 3 mai 1891)

Marseille, 2 mai. ………………… Parmi les soldats rapatriés par le Yarra [des Messageries maritimes] se trouvaient un sergent et quatorze hommes de l'infanterie de marine ayant escorté à bord du Chéribon [de la Cie nationale de navigation (Borelli)] les 800 condamnés tonkinois et annamites envoyés de Poulo-Condor à Nouméa. Ces derniers ont été bien accueillis en Calédonie et placés sans retard chez divers industriels ou entrepreneurs. ———————

Theo công điện của phóng viên báo Thời cuộc “Le Temps” ngày 3/5/1891. Đại ý công điện viết như sau:

Marseille, ngày 2/5... Trong số binh sĩ được hồi hương trên chuyến tầu Yarra của hãng vận tải M.M. người ta thấy có một trung sĩ  và 14 binh sĩ thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ đang làm nhiệm vụ giải giáp 800 tội phạm người Bắc và Trung kì trên con tầu Cheribon thuộc hãng vân tải quốc gia Borelli đi từ Côn đảo về Noumea. Số tù nhân này đã được đón tiếp tử tế tại Tân Caledonie, Họ được chuyển về khu cách ly và ít lâu sau đó đã được nhanh chóng phân bổ về làm việc tại các cơ sở công nghiệp, sở mỏ và nhà máy tại địa phương.


AFFAIRES COLONIALES en Nouvelle-Calédonie (Le Temps, 12 mai 1891)

Le Chéribon, porteur d'un convoi de huit cents immigrants annamites et tonkinois, est arrivé à Nouméa le 14 mars. Le voyage s'est opéré dans d'excellentes conditions de temps et de mer, sauf pendant quatre jours (du 6 au 10 mars), où le navire a subi un coup de vent violent à quelque distance des côtes de Calédonie. L'ordre et la tranquillité n'ont pas été troublés au cours du voyage. Enfin, l'état sanitaire a été aussi bon qu'il pouvait l'être, et il ne s'est pas produit parmi les Annamites un seul cas de cette nostalgie si redoutable chez les peuples d'Orient et qui les pousse à toutes les extrémités. Il n'est survenu à bord que quatre décès, et tous dus à une cause antérieure à l'embarquement. Les immigrants ont été placés provisoirement au lazaret de l'îlot Freycinet.



1891. Le paquebot Cheribon 


Báo “Le Temps” ngày 12/5/1891 đăng tải bài viết về Vấn đề Thuộc địa tại NC

800 người Bắc và Trung kì nhập cư trên chuyến tầu Cheribon đã cập bên Nouméa ngày 14/3/1891. Chuyến vượt đại dương của con tầu đã diễn ra trót lọt trong điều kiện vô cùng tốt đẹp, trừ những ngày 6 và 10 con tầu đã phải đương đầu với sóng to gió lớn khi gần tới hải phận của Tân Calédonie. Trật tự và sự yên tĩnh trên tầu không bị xáo trộn. Điều kiện vệ sinh đã được bảo đảm ở mức độ tối đa. Đặc biệt là tinh thần của hành khách trên tầu đã được duy trì và bảo đảm trong điều kiện lần đầu xa rời quê hương của mình. Tuy vậy cũng có 4 ca tử vong do mắc bệnh trước lúc lên tầu. Những người nhập cư đã được đưa về khu cách ly y tê tại đảo Freycinet.





1921. Le paquebot Saint François Xavier (renommé Gia long 1929)

Thông tin về con tầu Saint Francois Xavier:

Con tầu được hạ thủy năm 1918 tại nhà máy đóng tầu HK & Whampoa Hong Kong đăng kí quốc tịch Na-uy với tên Hermelin của Cty Bruusgaard. Năm 1923, Cty Ballande (Cty Hàng hải vùng nam Thái bình dương) dành cho việc chuyên chở những người di trú từ Việt Nam đến Port Vila và Noumea. Con tầu này đã đổi tên là Saint Francois Xavier, sau là Gia Long năm 1929. Sau đó, năm 1930 hãng M.M. đã mua lại con tầu này và đổi tên là Dumont d’Urville. Công ty M.M. dùng tầu này để chuyên chở dừa khô giữa các đảo nhỏ ở Tân đảo mang về tập kết ở Port Vila. Sau đó chuyển hàng sang tầu La Perouse. Sau đó tầu Bucephale đã thay thế. Năm 1936, tầu Saint Francois Xavier đã được bán lại cho một Cty Thụy điển với tên mới là Joan Moller cho đến 31/12/1941 con tầu bị đắm chìm ở Hong kong. Sau đó quân đội Nhật hoàng đã sửa chữa làm phương tiện vận tải quân sự lấy tên là Gyoyu Maru. Nó đã bị tầu ngầm của Hải quân Mỹ US Seahorse phóng ngư lôi đánh chìm giửa hải phận Đài loan và Phi luật tân ngày 3/7/1944.

Lancé en 1918 à Hong Kong aux HK & Whampoa dockyards, et lancé sous pavillon norvégien sous le nom d'HERMELIN pour la compagnie Bruusgaard. Racheté en 1923 par la compagnie Ballande (Compagnie navale de l'Océanie) pour les transports d'émigrants vers Port Vila et Nouméa. Renommé SAINT FRANÇOIS XAVIER, puis GIALONG en 1929. Il est racheté par les MM en août 1930 et baptisé DUMONT D'URVILLE. La compagnie l'emploie au recueil du coprah dans les petites îles des Nouvelles Hébrides pour le transporter à Port Vila où il sera secondairement embarqué sur le LAPEROUSE. Désarmé en 1933 et remplacé par le BUCEPHALE, il sera vendu en 1936 à la compagnie suédoise Moller, qui l'emploiera sur les côtes de Chine. Sa carrière se continuera sous l'identité de JOAN MOLLER jusqu'au 31 décembre 1941 où il sera sabordé à Hong Kong . Renfloué par les japonais qui le nomment GYOYU MARU, il est torpillé le 3 juillet 1944 par le sous marin américain USS SEAHORSE (SS 304) entre Formose et Luzon.(1), (16) et (36)



La main-d'œuvre légale tonkinoise en Calédonie et aux Nouvelles Hébrides H. C. [Henri Cucherousset].  (L’Éveil économique de l’Indochine, 28 octobre 1921)

Les premiers cinq cent cinquante paysans tonkinois recrutés sous-contrat cet été par M.   Milliard, de la maison Ballande, majorité pour la Nouvelle-Calédonie et le restant pour les Nouvelles-Hébrides sont arrivés le 25 août à Nouméa après une excellente traversée. L'état sanitaire fut parfait grâce à la vigilance de M. le docteur Lefèvre, médecin du Saint-François-Xavier, qui, parlant très bien l'annamite, sut maintenir le moral aussi bien que le physique. Un seul décès, une femme, qui mourut de la fièvre après quatre jours de traversée. C'est un record pour un navire d'émigrants qui resta 24 jours en mer. Les Annamites (dont 416 avaient leurs femmes avec eux) furent répartis par petits groupes chez les divers colons français, à peu de distance les uns des autres, et les familles catholiques à proximité des missions catholiques. Chacun reçut un bon lopin de terre, de cette terre d'une prodigieuse fertilité où fruits et légumes poussent presque sans culture. Le système de la semaine anglaise leur laisse le samedi soir et le dimanche pour s'occuper de leur propre champ. Tous ces braves gens paraissaient satisfaits et sans doute le Saint-François-Xavier, qui doit partir dans quelques jours de Nouméa pour arriver fin novembre à Haïphong, apportera-t-il aux familles de ces expatriés une abondante correspondance... 

Báo Kinh tế Đông dương Bừng tỉnh ngày 28/10/1921 đăng tải bài viết về “Lực lượng nhân công hợp pháp người Bắc kì tại Nouvelle Caledonie và Nouvelles Hebrides”.

Sau chuyến vượt biển dài ngày vô cùng tốt đẹp, 550 người nông dân Bắc kì đầu tiên được tuyển mộ theo hợp đông lao động chính thức thông qua ông Milliard đại diện của Công ty Ballande đã tời Noumea ngày 25/8 năm 1921 trên con tầu Saint Francois Xavier. Số lớn ở lại Caledonie. Số còn lại dành cho Nouvelles Hebrides. Nhờ có sự chăm sóc tận tâm của Ngài Lefèvre, một bác sĩ nói thông thạo tiếng Việt đã đảm bảo tình hình sức khỏe của mọi người. Sau 24 ngày đêm lênh đênh trên biển, con tầu  cập bến an toàn đã được công nhận là một kỉ lục lúc bấy giờ. 416 người và gia đình của họ đã được nhanh chóng phân chia thành nhóm và chuyển về làm việc tại các cơ sở sản xuất. Những người theo đạo thiên chúa được ưu tiên nhận phần đất nhỏ trong khu vực xứ đạo để trồng rau và cây quả. Đất ở đây mầu mỡ không cần bón phân cũng xanh tười mơn mởn. Theo luật lao động của người Anh, số người này được phép nghỉ việc chiều thứ bẩy và ngày chủ nhật. Người nào cũng tỏ vẻ hài lòng với cuộc sống mới ở đây. Và điều chắc chắn là con tầu Saitn Francois Xavier này sẽ là con thoi đưa tin tức nóng hổi giữa hai bờ đại dương.




En 1919, le Gouverneur français du Pacifique, Guyon, allant au-devant des demandes des colons et des maisons de commerce locales, obtint du Gouvernement Général de l’Indochine le droit de recruter localement des travailleurs vietnamiens. En 1920, Lançon, colon d’Epi, alla de sa propre initiative recruter 30 familles de travailleurs indochinois. Le recrutement fut par la suite organisé de façon officielle ; un bureau de recrutement fut ouvert à Hanoï, une réglementation instituée et les convois d’acheminement furent pris en charge par la maison de commerce calédonienne Ballande:




Đại ý văn bản này như sau:
Năm 1919, đứng trước đòi hỏi và yêu cầu cấp bách của các điền chủ cũng như các doanh nghiệp địa phương, Ngài Guyon - Toàn quyền Pháp tại Thái bình dương –  đã đạt được thỏa thuận với Chính phủ Đông dương quyền hạn tuyển mộ người lao động ngay tại Việt Nam.
Năm 1920, điền chủ Lançon đảo Ê-pi, đã tự mình thực hiên việc tuyển mộ nhân công người Đông dương lần đầu tiên cho chính đồn điền của mình. Sau đó việc tuyển mộ lao động đã được công khai và trụ sở được thiết lập ngay tại Hà nội, mọi điều luật đã thành văn bản và việc chuyên chở nhân công đã được doanh nghiệp Ballande tại Calédonie bao thầu thực hiện. 

Bản hợp đồng của người lao động VN với điền chủ Lançon Epi Tân đảo.








mercredi 26 octobre 2016

Tây-ba-ghì (Tiebaghi) - Ngôi làng của phu mỏ Việt nam tại Tân Caledonie



Về thăm lại quê hương
TÂY-BA-GHÌ (Tiebaghi) New Caledonia
Ngôi làng của công nhân phu mỏ VN 
70 năm về trước

 aRose11.gif

Ngôi làng xưa ở Tây-ba-ghì (ảnh internet)

Jean Vanson soạn thảo và lên trang Blog


 Bài thơ của Thi sĩ Nguyễn Văn Lý CLB VK Hải phòng


Tây ba ghì nằm ở vị trí phía Tây bắc New Caledonia (ảnh internet)

Bài viết dựa theo câu chuyện kể bằng tiếng Pháp của nhà du lịch không rõ tên viết trên Blog “YOHAN Tour du Monde”. 
Có sử dụng bài viết và hình ảnh của các phóng viên và nhiếp ảnh gia Gilbert Tô và Roland Phạm Ngọc San.

 aRose11.gif

Khu mỏ Tiebaghi (các cụ chân đăng gọi là Tây-bà-ghì)

Mỏ Tiebaghi nằm ở phía Tây Bắc Caledonia. Cách thị trấn Koumac khoảng 30 km. Cách Thủ phủ Noumea khoảng trên 400 km. Là khu vực đồi núi trập trùng. Giầu khoáng sản, đặc biệt là chrome và nickel.

 Núi rừng Tiebaghi (Ảnh internet)

 « Tiebaghi » dịch theo ngôn ngữ địa phương melanesia (Nam Thái bình dương) là « núi đồi sấm sét » (Montagne du tonnerre). Được mệnh danh như thế cũng không  có gì quá đáng. Do tính chất cấu tạo của địa tầng núi non nhấp nhô trùng điệp, trải dài nối đuôi nhau. Chả thế mà khi có sét thì tiếng nổ động trời tạo thành chuỗi dây chuyền vang vọng râm ran không dứt. Bầu trời nơi đây thường xuyên âm u làm cho quang cảnh càng tăng thêm phần ảm đạm.

Di sản của khu mỏ Tiebaghi (ảnh internet)

Vào một buổi sáng thứ bẩy, chúng tôi tổ chức tham quan một ngôi làng xưa của khu mỏ Tiebaghi. Hòa nhập cùng với đoàn du lịch dưới sự hướng dẫn của ông Philippe Ambras (người phụ trách duy tu khu vực kiêm hướng đạo viên), chúng tôi đã đến xem những  di tích còn sót lại của của một cuộc sống lao động, một nền công nghiệp trên một khu mỏ chrome nickel. Chúng tôi tự hỏi : quặng chrome đã được tìm thấy như thế nào ? (Theo tư liệu đã được công bố rộng rãi thì quặng chrome đã được nhà thám hiểm Francis Garnier tìm thấy từ trước những năm 1870. Và chất quặng này đã được mang tên ông là garnitier). Mỏ Tiebaghi đã được  khai thác từ những năm 1875-1887. Nhưng chính thức đi vào khai thác quy mô từ năm 1901 và đóng cửa vào năm 1992. 

Hãy cùng nhau xem lại lịch sử của mỏ Tiebaghi

Từ năm 1901 đến năm 1931, công việc khai thác được thuận lợi. Những người thợ mỏ đầu tiên làm việc tại đây là ai ? Họ là những tội phạm đến từ châu Âu, là tù nhân cấm cố đã được ân xá. Tiếp đó là người Nhật, người in-đô-nê-sia và người đông dương (Bắc kì VN). Họ làm việc vất vả cực nhọc. Với sức của cơ bắp và hai bàn tay, họ dùng cuốc thuổng để đào núi lấy quặng. Toàn bộ số quặng khai thác được đưa xuống tầu và chuyển về nước Pháp hoặc nước Anh. Núi đồi đã bị xới tung. Sau đó người ta còn đào sâu vào trong núi những cái hang dài hàng trăm mét. Tạo thành các hang hốc như tổ mối. Đến năm 1929. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã giáng một đòn nặng nề xuống khu mỏ. Tạo cơ hội may mắn làm giảm bớt cường độ lao động trong mỏ : công nhân được xả hơi đôi chút. Cuốc xẻng cũng  cũng được nghỉ ngơi theo.



La Chapelle Notre Dame à Tiebaghi (Ảnh internet)

Trong suốt thời kì chiến tranh thế giới thứ hai. Sản lượng quặng khai thác giảm sút rõ rệt. Giữa lúc đó, có một anh chàng người Mỹ đã dám bỏ tiền ra mua khu mỏ. Đúng vào lúc mà thời kì đên tối nhất đang ập xuống các nước châu Âu. Là người Mỹ, nhưng ông này không phải chỉ biết nhai kẹo cao-su mà thôi. Mà rõ ràng ông ta khôn hơn người khác là mua dụng cụ máy móc thay cho sức người. Và từ ngày ấy khu mỏ đã tự lột xác : người ta xây dựng trường học, một bệnh xá, một lò bánh mì và có cả một ngôi Nhà thờ nhỏ.
Sau năm 1945, trái đất đã thoát khỏi bàn tay tử thần của Đức quốc xã và lưỡi kiếm dài của đội quân ninja đến từ đất nước Mặt trời mọc. Năng suất khai thác quăng lên xuống theo nước thủy triều. Nhưng cuộc sồng đời thường đã đổi thay. Đàn bà đã có thời gian lê la tán gẫu ở các ngõ ngách. Trẻ con đã được cắp sách đến trường. Không còn tệ nạn phân biệt chủng tộc. Mọi người trong mỏ đều bình đẳng. Đơn gian vì họ là « thợ mỏ ». Không còn ranh giới. Một cuộc sống công bằng đã hình thành.

La boulangerie de Tiebaghi (Ảnh internet)

Thế mà thời đó, hơn hai ngàn người đã từng chung sống tại khu mỏ này. Hơn chục quốc tịch khác nhau đã từng chia sẻ ngọt bùi, đắng cay trong khu vực. Riêng về người Việt nam đã tồn tại một giai thoại đáng ghi nhớ. Người ta kể rằng : một hôm, vào buổi tối hầu hết các  thợ mỏ Việt ăn mặc chỉnh tề đã tụ tập tại khu nhà công cộng của khu mỏ đen đuốc sáng choang. Mục đích của ho là tổ chức ăn mừng ngày đất nước Việt Nam độc lập… Họ đã  thoát khói ách thống trị của Pháp. Buồn thay ! một số thợ đã buộc phải biểu lộ sự vui mừng của mình trong trại giam của cu-lít. Người ta vẫn thắc mắc là tại sao công nhân phu mỏ VN lại biết được thông tin quan trọng này ? Một thông tin  mà ngay cả nhà câm quyền Lu-me cũng mù tịt ? Sau đó người ta cũng đã phát hiện ra rằng : chính cái radio talky-walky của Mỹ là thủ phạm làm cho người tông-ki-noa nắm bắt được thông tin nhanh chóng hơn cả nhà chức trách. Chưa hết. Cái đặc biệt là ở khu mỏ này đã có điện thắp sáng. Điều đặc biệt mà ngoài Thủ phủ Lu-me, người ta chưa thấy có nơi nào có điện thắp sáng trên lãnh thổ này.


Quặng nickel (ảnh internet)

Từ mỏ chrome đến mỏ Nickel

Sau khi mỏ bị dống cửa năm 1964. Thì năm 1967, một tập đoàn người Ca-na-điên mang tên “Inco” đã mua lại khu vực mỏ. Nhưng 9 năm sau đó người ta mời bắt đầu mở cửa cho nhà máy hoạt động trở lại. nhưng rồi kế hoạch khai thác lại bị lãng quên. Mặc dù trong năm 1965 người ta tình cờ đã phát hiện những vỉa nickel vô tận nằm sâu dưới lớp đá cực rắn cách đấy khoảng vài cây số. Và rồi Thiên nhiên đã trở lại làm chủ mảnh đất Tiebaghi. Ở đâu cũng thấy sự đỏ nát, cỏ dại bắt đầu chiếm cứ đất hoang, làng mạc.
Đên năm 1997, người ta đã hoạch định dự án về tương lai tươi sáng của Tiebaghi. Người ta cũng dự tính được trữ lượng nickel của New Caledonia chiếm 25% trên toàn Thế giới.



 Bảng chđương ở Tiebaghi (Ảnh internet)

 
 aRose11.gif

Xin mời bạn đọc xem tiếp phần hai dựa trên các bài viết và hình ảnh của các phong viên nhiếp ảnh Ngpc San Roland Pham và Gilbert Tô:

NHỮNG NGƯỜI CON CỦA TÂY-BA-GHÌ
Từ Việt nam trở về thăm Làng quê cũ



 Quê hương Tây Ba ghi
 
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC NGÀY GÌƠ XE CA ĐI THĂM LÀNG CŨ TIEBAGHI .


Chúng tôi xin thông báo đến toàn thể những người có dự định đi thăm Tiebaghi vào cuôí tuần này ,đã ghi tên tại AVNC .
Chúng tôi đã hợp đồng với hãng xe Lyvai,xe 50 chỗ́,xuất phát tại sân của trụ sở AVNC vào lúc 6h00 sáng thứ Bảy ngày 22/10/2016 .
Vậy những ai đi xe riêng thì cuñg liệu gìờ xuất phát để khi đến tới Tiebaghi cùng thời gian .
Ngày hôm sau Chủ nhật ,xe rời Tiebaghi vaò luć 11h00 để trở lại Noumea.
Xe ca đi đến Bourail,sẽ dừng nghỉ giải lao tại parking cửa hàng alimentation của cháu Dung ( cách thị trấn Bourail khoảng 3Km),nghỉ khoảng 30 phút rồi laị lên đường.
Dự tíńh,khoảng 10h30,chuńg ta đến Tiebaghi .
Chúng tôi thông báo sự chuẩn bị cuả mỗi cá nhân như sau:
(QUÂN TỬ PHÒNG THÂN,TIỂU NHÂN PHÒNG BỊ,GẬY)
- Môĩ người tự đem theo chiếu cá nhân để ,nêú có đủ đệm thì traỉ thay drap,khăn traỉ giường.Nếu không đủ đệm mousse thì cũng có caí để traỉ năm̀ ,kèm theo một chăn mỏng,sợ trên Tiebaghi ở độ cao,đêm sẽ se lạnh.Có nhà ngủ,maí che cho tất cả mọi người.
-Ngoaì ra môĩ người tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân câǹ thiết cuả môĩ người .Trên đó có Điện nước 24/24,có nhà vệ sinh,nhà tắm cho chúng ta dùng .
- Là ngày hội nên những ngaỳ này trên đó họ có bán đồ ăn,bánh mì có lò làm taị chỗ,nên anh chị em chỉ cần chuân̉ bị thêm một ít thức ăn của 1 ngày Chủ Nhâṭ .Ngày thứ Baỷ thì hội BAỎ TỒN DI SẢN VĂN HÓA PHIÁ BĂĆ họ sẽ lo cho chúng ta (như họ đã trao đổi và cho chúnh ta biết như vậy).
-Những ngừơi đi xe ca,sẽ đóng tiền xe môĩ xuất là 4.000frs ,chuyến xe chúng tôi thuê là 200,000 frs/50 ngươì .
Vậy chúng tôi xin thông baó những điểm chính là như thế.Trước gìơ xuất phát,chúng tôi sẽ noí taị chỗ chương trình chuyêń đi,vì ở đây chúng tôi không thể trình bày hêt́ các vấn đề được,NHƯNG CÓ MỘT VIÊC̣ LƠŃ LÀ CUǸG NHAU QUAY MỘT BỘ PHIM VỀ NHỮNG CHUỆN CŨ NGÀY XA XƯA CUẢ BÀ CON NGƯỜI VIỆT SÔŃG Ở ĐÂY.
Kính chuć mọi ngừơi có một chuýên đi chơi thật vui vẻ,đańg ghi nhớ,bởi đây có thể là một chuyến đi cuối cùng được tổ chưć như thế này .
Hẹn mọi người đúng 6h00 sańg thứ Bảy tuần này nhé .


 Tuổi đôi ơi Tây ba ghì

 Xuất phát



 





 Ăn quả nhớ người trồng cây


  




Hôm nay,con chaú đã sang được đến nơi để thắp cho Ông những nén nhang mà đã hơn 55 năm ,con đường cách trở.Mọi người bên ngôi mộ ông Đào Xuân Hỷ,trong nghĩa trang ở Paagoumène


 
Toàn cảnh  Tiebaghi 




Tiébagie cho dân TÂY BA GHÌ
Gái tây ba ghì đẹp như hoa hồng thiên lý
Trai tỉnh thành có ý muốn theo
Muốn theo em chả cho theo
Em sắm hành lý em theo anh về
Chứ bộ Thuyền theo lái gái theo chồng (Thơ Bilbert TÔ)


Sau 55 năm lại được măm bánh Tây ba ghì


Trên và dười Toàn thanh niên U7 U8 




Mới ngày nào đây thôi 


Chân cứng đá mềm


Nhớ về Cố hương


Hình an̉h là tât́ cả những gì còn lại cuả nơi ở xưa,ngày hôm nay

Đạo diên - Quay phim - Nhiếp ảnh - Phóng viên - Anh hùng NÚp

Chúng con đã trở về

Chuẩn bị tác nghiệp



Chúng ta cùng nhau chờ đón bộ phim về Tây ba ghì trong một ngày gần đây.
Xin trân trọng cảm ơn và chúc mọi người vui khỏe may mắn và hạnh phúc.

Mời quý vị nghe bản nhạc Caledonie :



Musique de caledonie

Nhạc đồng quê Caledonie