samedi 7 décembre 2013

NGƯỞI VIỆT NAM TẠI NOUVELLE-CALÉDONIE (1)

NGƯỞI VIỆT NAM TẠI NOUVELLE-CALÉDONIE.




Phóng sự của Ngoc San Rolland Pham – Dumbéa – New Caledonia


Được sự đồng ý của Tác giả
Vanson xin phép Hiệu đính và lên trang Blog
"Tân đảo xưa và nay"  (New Hebrides/ Vanuatu)

Lời nói đầu của tác giả

Từ trước đến nay, ít ai nói đến cuộc sống làm, ăn của cộng đồng người Việt tại Nouvelle-Calédonie. Có chăng chụp ảnh hay quay VIDÉO thì chỉ mang tính chất nội bộ gia đình.

Từ nay, chúng tôi sẽ có những "phóng sự "bằng hình ảnh, đưa trên trang FACEBOOK, tùy theo thời gian chúng t...ôi có, đưa đến các bạn về công việc làm ăn, sinh sống của bà con người Việt ở đây.


Qua đó, cộng đồng người Việt ở khắp nơi ( hải ngoại cũng như trong nước ), biết ít nhiều về chúng tôi, những con cháu người Chân Đăng, ngày hôm nay thế nào, sau hơn một thế kỷ các Cụ đi phu mộ (hay còn gọi là xuất khẩu lao động như ngày nay ) sang Nouvelle-Calédonie (Tân Thế giới ).

Phóng sự 1: Nghề làm vườn, trồng rau.

Trước hết chúng tôi đưa đến các bạn ,hình ảnh nghề mà ba má chúng tôi, những người Chân Đăng truyền lại, đến ngày hôm nay.




Trên đường vào Dumbéa, toạ lạc khu trang trại của Gia đình anh Đại Tuyết

Chúng ta cùng đi vào thăm vườn gia đình của anh chị Đại (Rích) và Tuyết, ở Dumbéa.


Chúng tôi gặp anh chị Đại &Tuyết tại nhà riêng. Với những nụ cười thoải mái và rạng rỡ, chỉ có được khi tinh thần con người không có gì phải “bận bịu" nữa

Nhân đây chúng tôi tóm tắt "tiểu sử" về anh Đại để anh chị em dễ nhận biết là ai.


Nhìn luống rau muống xanh tươi lại nhớ đến Quê hương Việt nam

Anh tên đầy đủ là: Nguyễn Ngọc Đại Maurice và chị là Vũ Thị Tuyết hiện bây giờ ở Nouméa. Nếu hỏi Tuyết nào? Tuyết Đại là biết ai rồi.




Ngày ngày bên cô cháu ngoại và quẩn quanh vườn trước, vườn sau, chuẩn bị những bó rau gia vị đi chợ bán sản phẩm cho các con.


Nhìn những luống rau xanh dài thẳng tắp mới thấy bao nhiêu công sức mồ hôi của chủ trang trại.

Những năm 60 của thế kỷ trước, gia đình anh (ông bà cai Tân), chỉ có mình anh về Việt Nam, lúc đầu ở Hải Phòng. Sau anh lên ở Hà nội và lấy cô giáo Tuyết (người Hanoi) làm người "nâng khăn sửa (kiểm) túi"! Được biết, tại Hà nội, công việc anh làm là trong một xưởng sản xuất đèn “Hoa Kỳ ". Năm 1980 thì anh Đại trở lại Nouméa, sinh sống đến nay.




Nay thì các con anh làm công việc vườn tược, anh chị hỗ trợ các cháu, đi đưa hàng hay bán sản phẩm ở chợ Nouméa vào các ngày phiên chợ chính và Week-end .

Vườn rau của gia đình anh Đại & chị Tuyết :

Những phần trước của "phóng sự " chúng tôi đã chuyển đến các bạn một số hình ảnh, những sản phẩm về rau có trong vườn của gia đình anh Đại.

Nhìn những luống rau đã bén rễ, lên xanh tươi, nhưng chúng ta cũng phải thấy được đằng sau sự XANH TƯƠI ấy, cũng là bao nỗi nhọc nhằn, vất vả của các con anh chị Đại & Tuyết.


Những con Ong đây, trên những cánh hoa Melon, đang cần cù "đầu cắm xuống, đuôi chổng lên", miệt mài lấy nhụy, cũng như những người chủ vườn của nó. Đôi khi mồ hôi đổ xuống những luống rau, nhưng chẳng đem lại được gì.



Cái nghề nông này nhiều khi cũng thật "bạc đãi ". Sắp đến lúc thu hoạch, chỉ cần nắng to dăm bữa, hay những cơn mưa dầm cho vài ba ngày, ôi thôi, tất cả trở thành những đống phân xanh!



Mỗi lần như vậy, làm lại từ đầu, vậy có những ai còn can đảm để vượt qua những lúc như thế . Thế mà rồi các con của anh chị Đại & Tuyết vẫn bám vườn và cần mẫn cho đến ngày hôm nay, cộng thêm của sự chịu đựng đó có cả ông con rể Tây!



Cũng phải nói ở đây để các bạn được biết: vườn rau của gia đình anh Đại chỉ mang tính làm việc gia đình, không có nhân công ngoài,  làm với tính quy mô nhỏ theo nhân lực, nên chúng ta thấy không trang thiết bị theo kiểu "công nghiệp" hóa hiện đại, để nâng năng xuất lên thật cao.


Vì ở NC có tính đặc thù là nhu cầu tiêu thụ không thật lớn, khi thời tiết thuận lợi, rau bán "không ai mua, cho cũng không ai buồn lấy, lúc đó giá rẻ như bèo.




Vào trong vườn, ta thấy có: Giềng (Riềng giả cầy ??? lấy đâu ra cầy thật), chanh, nhãn lồng, và rất nhiều các loại rau gia vị, đủ cho khẩu vị của việc “bếp núc Việt Nam".



Để cho công việc làm vườn, tưới chăm bón rau và cây được thuận tiện, kinh tế, gia đình anh Đại đã phải trang bị một máy bơm nước chạy DIESEL, đặt cạnh một nhánh suối của Dumbéa chảy qua, bơm nước về tưới cho rau cây, xa đến 400 M.






Như cháu Mai, con gái anh Đại cho biết: "trước đây, khi vườn còn ở Ducos, có tháng ba cháu phải trả đến bốn, năm trăm ngàn tiền nước máy". (bốn, năm ngàn USD). Nay dùng nước suối ,chỉ mất tiền gazoil, mà nhà nước hỗ trợ cho giá gazoil nữa. Dưới đây là hình ảnh trạm bơm nước bên nhánh con suối Dumbéa, con trai anh ĐẠI là cháu Long Kévin".
 
Nhãn lồng Hưng yên - Bưởi ngon Bắc thái




Vài hình ảnh quang cảnh tổng thể khu vườn của gia đình anh chị Đại Tuyết.




Anh con rể Tây và cậu con út đang thay lưỡi răng để sới đất vườn.




Từ một góc phía trong vườn nhìn ra phía cổng (sau lùm cây có người đứng), phía sau người chụp ( phải ) còn cả hecta vườn nhãn, ra tận bờ suối. Xem hai ảnh sẽ nhận ra .




Hôm nay chúng tôi mới có dịp đến thăm gia đình anh chị Đại & Tuyết, khi "phóng sự " chuyện vườn tược nói về một gia đình bé nhỏ, sắp kết thúc.

Lúc đầu, khi chúng tôi đến thì chỉ gặp chị Tuyết, vợ anh Đại, ở nhà cùng cô cháu ngoại nhỏ khoảng 6-7 tuổi. Chị nói: "hôm nay, ông ấy lên vườn, xem bọn trẻ chúng nó làm ăn ra sao, mấy tháng nay không lên, chẳng hiểu vườn tược thế nào ? ".



Thế là câu nói của chị Tuyết, làm cho tôi "thất vọng "!
Chúng tôi muốn gặp anh Đại vì có mấy việc: hỏi " tung tích " ông cụ nhà anh ( ông cai Tân ), chụp mấy kiểu ảnh có anh chị tại nhà, cũng là để "nói có sách, mách có chứng" với mọi người, vì việc thật, người thật mà.

Tôi cũng thấy "tiếc"vì anh Đại lên vườn, không đúng dịp để có mấy kiểu ảnh có anh trong đó. Bây giờ chúng tôi còn phải đi xuống Nouméa kết hợp nhiều công việc, không thể quay lên vườn được.

Cũng để tranh thủ, chị Tuyết mời chúng tôi vào thăm nhà và lại thăm vườn nữa, hai mảnh vườn, một ở sân trước và một ở sân sau ( phía sau có đến hơn 200m2 ).

Nhà nông có khác, không một chỗ nào không có rau hay cây ăn quả, mọc kín hết.

Chúng tôi tranh thủ đi thăm và "bấm" vài kiểu ảnh để các bạn cùng rõ.
Ít phút sau thì anh Đại từ trên vườn trở về, tôi mừng vì không bị “mất công" tìm kiếm anh lần nữa.




Và rồi, như các bạn thấy trong ảnh, tất cả là như thế đấy, anh chị Đại & Tuyết rất hài lòng với những gì anh chị đã làm được và hiện có, tuy không phải như "đại gia", nhưng cần gì có nấy, không lo nghĩ gì.


 
Ngày ngày bên cô cháu ngoại và quẩn quanh vườn trước, vườn sau, chuẩn bị những bó rau gia vị đi chợ bán sản phẩm cho các con.




Nhìn những nụ cười của anh chị, chúng tôi cũng thấy vui và tự hào cho người Việt tại Nouvelle-Calédonie này, những người con của Chân Đăng, nay đang dìu dắt những thế hệ mới, nối tiếp truyền thống của Cha Mẹ, ngay trên "đất khách, quê người", là bản chất của người Việt Nam.






Xin chân thành cảm ơn quý vị độc giả đã ghé thăm Blog. Xin mời quý vị hãy bấm vào link này để xem trang ảnh Vanuatu của jeanvanjean:





















6 commentaires:

  1. anh Đại trình bày lại thêm đẹp và hấp dẫn quá !

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Xin chào và cảm ơn tất cả anh chị em đã đọc phóng sự tập 1 của Ngoc San Roland Pham trên Blog "Tân đảo Xưa và Nay".

      * Xin chân thành cảm ơn Bạn Giao Pham Van đã có lời chia sẻ rất ưu ái. Vì nhận thấy phóng sự của San về đề tài nông nghiệp nói về người VN ở N.C. nó hấp dẫn quá, nên mình đã xin phép và được tác giả đồng ý để cho mình post lên trang Blog.

      Hơn nữa nếu để nguyên ở trang FB thì trong khoảng thời gian ngắn nếu không ai nhắc tới thì bản thân nó sẽ "lặn" mất tăm, muốn tìm lại không phải dễ. Còn trên trang Blog, ta có thể tìm đọc bất cứ lúc nào.

      Một điểm khác là trên Blog mình có thể trình bầy bài viết và hình ảnh theo ý của mình. Mình có hiệu đính cho phù hợp nhưng cũng cố gắng giữ nguyên văn bản viết của tác giả.

      Một lần nữa xin cảm ơn và chúc bạn vui khoẻ... :D

      Supprimer
  2. Cảm ơn bài viết của bạn !
    Tui muốn xem nhiều hình ảnh hơn nữa về cuộc sống các gia đình bà con Việt Kiều bên Vanuatu, New Caledonia, post hình 1050-700 cho đẹp được không ạ ?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Xin chào và chân thành cảm ơn bạn mang nguyen đã ghé thăm Blog và chia sẻ.
      Chúng tôi sẽ post ảnh từ 1250-950 pix trở lên theo đề nghị của bạn.
      Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe hạnh phúc.

      Supprimer
  3. lang thang,mò mẫm trên mạng liên quan của bạn bè, tình cờ vào trang " blogg" của một vị có cái danh bạ quen quen với thế giới: Jeanvanjean. Được xem nội dung và hình ảnh trong bloog với một cảm giác vui vui. thú vị để hiểu biết thêm về nơi mẹ đã đến và sinh ra đàn con! Một nơi mà bao ký ức tuổi thơ đã qua! Những kỷ niệm mẹ dắt đi thăm vườn rau của đồng hương và có lẽ cũng có thời tham gia công việc vườn tược lại trở lại...cùng với hình ảnh của những làn nước phun tự động lan tỏa khắp vườn hoặc tưới bằng vòi nước...Còn nhớ lại cả khi đi cùng mẹ qua những cánh đồng cây hình như là lúa gạo ở Saint Louis để thăm một gia đình bạn của mẹ...Chính nơi đó đã để lại mãi sau này một cái sẹo xấu trong nách vì ngã xe đạp nhỏ mượn ở nhà bạn của mẹ...hi!...cảm ơn Bloog của anh JVJ và các hình ảnh của tác giả...

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Xin chào bạn Genevieve Tran Bich,

      Rất hân hạnh và xin chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi Blog "Tân đảo Xưa và Nay". Lời bình mang đậm kí ức xưa của bạn làm JVJ rất xúc động.
      Đúng như bạn nói. Con người ta ai cũng có ít nhiều những kỉ niệm thời thơ ấu, Đặc biệt đối với những bậc cha mẹ đã từng làm "cu-li" phu mộ thời nô-lệ. Nhưng cũng chính trong cuộc sông tha phương gian khổ đó đã nẩy sinh ra các bậc hiền tài như: Gilbert Thong, Jean Vanmai, Andre Dang, Bui Duyet v.v... đã được vinh danh và ghi vào trang sử của người "chân đăng"...

      Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến phê bình của bạn đọc để rút kinh nghiệm nâng cao hơn nữa chất lượng các bài viết và hình anh trên Blog. Nhằm phục vụ đông đảo bà con anh chị em được tốt hơn.

      Chúc bạn luôn vui khỏe, may mắn và hạnh phúc.

      Supprimer